SỰ KHÁC NHAU GIỮ TỦ CẤY VI SINH VÀ TỦ AN TOÀN SINH HỌC
TỦ AN TOÀN SINH HỌC VAD TỦ CẤY VI SINH
Khi bước vào phòng thí nghiệm nghiên cứu, có một thiết bị được gọi với rất nhiều cái tên: tủ nuôi cấy tế bào, tủ nuôi cấy mô, tủ cấy vi sinh, tủ PCR hay tủ an toàn sinh học. Tuy nhiên một điều quan trọng bạn cần phải biết là không phải tất cả các tủ này đều giống nhau, chúng khác nhau cả đó, thực tế chứa năng bảo vệ khác nhau hoàn toàn. Điểm chung của các thiết bị này là tạo ra dòng khí chảy lớp để làm sạch khu vực làm việc, nhưng không phải tất cả đều bảo vệ cá nhân sử dụng và môi trường. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác nhau giữ hai thiết bị thường thấy đều tạo ra dòng khí chảy lớp, tủ an toàn sinh học và tủ cấy vi sinh. Cả hai tủ này đều có màng lọc HEPA với hiệu suất cao cao có thể giữ lại các hạt có kích thước 0.3um với hiệu suất ít nhất 99.97%. Tuy nhiên hướng đi của dòng khí ra khỏi tủ rất khác nhau, do đó mỗi loại thích hợp với một công việc riêng.
Ø  TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP HAI
Tủ an toàn sinh học cấp hai có nhiều loại khac nhau. Tất cả các loại tủ ATSH cấp 2 đều bảo vệ cá nhân, môi trường và sản phẩm. Dòng khí được hút vào các lỗ ở phía trước tủ, bảo vệ người sử dụng. Dòng khí đi xuống qua màng lọc HEPA bảo vệ mẫu bằng cách giảm nguy cơ nhiễm chéo trên bề mặt làm việc. Không khí thải ra ngoài sẽ qua màng lọc HEPA để lọc các hạt vi sinh vật để bảo vệ môi trường. Phụ thuộc vào loại tủ ATSH cấp 2 như A1 và A2 khí thải ra có thể được tuần hoàn trở lại bên trong phòng thí nghiệm, hoặc thải ra bên ngoài thông qua canopy.
Màng lọc HEPA bắt các tác nhân sinh học rất hiệu quả nhưng không bắt được khí và các tác nhân bay hơi. Chỉ có loại A2 hoặc B1 và B2 xxar thải ra bên ngoài mới có thể hoạt động được với các hóa chất độc, bay hơi nhưng số lượng phải giới hạn.
Tủ an toàn sinh học 

Các công việc có thể thực hiện bên trong tủ an toàn sinh học:
-         Làm việc với các tác nhân sinh học cấp 1, 2, 3
-         Môi trường mô của động vật có vú
-         Làm việc với mô và máu của động vật có vú
-         Thao tán với vật liệu gây nhiễm hoặc hoặc có tiềm năng gây nhiễm có thể tạo ra Sol khí
                    Chỉ được thao tác với một lượng hóa chất bay hơi giới hạn trong tủ B1 và B2.
Tủ an toàn sinh học phải được sử dụng đúng kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Sử dụng theo những đề nghị dưới đây giúp tối ưu hóa an toàn cho người dùng
1.      Quạt thôi phải vận hành ít nhất 4 phút trước khi sử dụng để đấy hết các hạt bụi ra khỏi tủ an toàn sinh học.
2.      Bề mặt làm việc, thành bên trong của kính, các vật liệu phải được lau bằng ethanol 70%, dung dịch tẩy trong nhà pha lonagx tỉ lệ 1:100, hoặc chất khử nhiễm khác. Khi sử dụng chất tẩy rủa cần lau lại 2 lần với nước tiệt trùng, để loại bỏ chlorine vì có thể ăn mòn vật liệu thép.
3.      Đặt vật liệu vào bên trong tủ trước khi làm việc để giảm thiểu sự cản trở của dòng khí.
4.      Chỉ đặt những vật liệu và thiết bị cần phải làm việc ngya trong tủ an toàn sinh học.
5.      Đảm bảo cửa trượt về đúng vị trí trước khi bắt đầu làm việc
6.      Di chuyển cánh tay vào và ra chậm rãi để không cản trở dòng khí
7.      Thao tác trên vật liệu phải hoãn lại 1 phút sau khi đã đặt bàn tay và cánh tay vào bên trong tủ
8.      Tất cả các thao tác phải thực hiện trên bề mặt làm việc cách các lỗ khí phía trước tủ 10 cm
9.      Khử trùng vật liệu trước khi mang ra khỏi tủ
10. Giảm thiếu các hoạt động bên trong phòng như di chuyển gần tủ, đóng mở cửa phòng… có thể ảnh hưởng đến màng khí bảo vệ của tủ an toàn.
Ø  TỦ CẤY VI SINH
Tủ cấy vi sinh hay tủ tạo môi trường sạch được gắn màng lọc khí HEPA ở trên đầu hoặc sau lưng tủ. Loại thiết bị nãy chỉ bảo vệ mẫu thao tác. Bạn có thể sử dụng cho các hoạt động cần môi trường sạch như tránh bụi khí lắp ráp các thiết bị vô trùng. Không được dùng tủ cấy vi sinh khi thao tác với môi trường tế bào, các đối tượng có khả năng gây nhiễm cũng như bất kì các đối tượng nguy hiểm khác. Người sử dụng sẽ tiếp xúc với các đối tượng này khi thao tác trên tủ cấy vi sinh, và bị quá mẫn, trúng độc hoặc nhiễm bệnh phụ thuộc vào đối tượng được thao tác. Khong bao giờ sử dụng tủ cấy vi sinh dòng khí thổi ngang để thay thế tủ an toàn sinh học.
Tủ cấy vi sinh có dòng khí thổi dọc

 Các công việc có thể làm trong tủ cấy vi sinh :
-         Làm việc với các đối tượng không nguy hiểm đòi hỏi môi trường sạch,  không bụi.
-         Chuẩn bị đĩa môi trường
-         Môi trường tế bào thực vật
-         RNA/DNA
-         Lắp ráp thiết bị tiệt trùng
-         Lắp ráp thiết bị điện
Không sử dụng loại tủ này để thao tác với các hóa chất độc hại, tác nhân vi sinh độc hai, dòng vị phóng xạ và bất kì đối tượng nào có thể gây dị ứng.
Không bao giờ sử dụng tủ cấy vi sinh để thay thế tủ an toàn sinh học


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

VỎ TỦ ĐIỆN ĐƯỢC THIẾT KẾ NHƯ THẾ NÀO ? Vỏ tủ điện được thiết kế và sản xuất theo những tiêu chuẩn công nghiệp riêng của sản phẩm này. Th...

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT